Vốn bằng tiền là gì

Vốn bằng tiền là gì

Kế toán vốn bằng tiền (Tiền mặt và Tiền gửi ngân hàng).Để giúp các bạn chưa biết gì về kế toán có thể tự học kế toán, Trung tâm gia sư kế toán trưởng trình bày chi tiết về kiến thức kế toán vốn bằng tiền, hướng dẫn các bạn kế toán hiểu được khái niệm, nghiệp vụ và nhiệm vụ của kế toán trong thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Nội dung bài viết các bạn sẽ được nắm những kiến thức sau:

1. Định nghĩa 2. Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền 3. Tài khoản sử dụng và tính chất từng tài khoản 4. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng 5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu 6. Sơ đồ tóm tắt nghiệp vụ kinh tế phát sinh 7. Bài tập vận dụng và bài giải

I. ĐỊNH NGHĨA

Vốn bằng tiền:

Vốn bằng tiền là một bộ phận vốn lưu động trong doanh nghiệp là lượng tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị. Căn cứ vào phạm vi sử dụng vốn bằng tiền được chia thành:

Tiền mặt (TK111) Tiền gửi ngân hàng (TK112) Tiền đang chuyển (TK113)

Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty liên quan đến tiền mặt (TK 111), tiền gửi ngân hàng (TK112) và tiền đang chuyển (TK113) thì kế toán có nhiệm vụ lập chứng từ phát sinh của nghiệp vụ này (bao gồm: phiếu thu-phiếu chi, viết sec, lập ủy nhiệm chi…) Dựa vào những chứng từ trên kế toán tiến hành ghi sổ và theo dõi biến động của những tài khoản này.

Bạn đang xem: Vốn bằng tiền là gì

II. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN

– Phải theo dõi dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra của Tiền mặt (TK111) và tiền gửi ngân hàng (TK112). Khi có chênh lệch giữa sổ kế toán tiền mặt (TK111) với sổ của thủ quỹ và sổ kế toán tiền gửi ngân hàng (TK112) với sổ phụ ngân hàng thì kế toán cần tìm ra nguyên nhân chênh lệch và điều chỉnh kịp thời.

– Kiểm soát hóa đơn, chứng từ đầu vào sao cho Hợp pháp, hợp lý, hợp lệ để được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

– Hướng dẫn cho các phòng ban về quy định của hóa đơn chứng tư cũng như cách lập các biểu mẫu

-Lập báo cáo thu chi hằng ngày, báo cáo tiền gửi ngân hàng hằng ngày để gửi theo yêu cầu của Giám đốc.

-Liên hệ với ngân hàng nơi làm việc (về rút tiền, trả triền… cuối tháng lấy sổ phụ ngân hàng và chứng từ ngân hàng..)

-Nguyên tắc bất kiêm nhiệm, kế toán vốn bằng tiền không nên kiêm thủ quỹ

-Phải tổ chức theo dõi tiền gửi ngân hàng tại từng ngân hàng theo VND và theo Ngoại tệ

-Sử dụng tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam

-Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt hoặc gửi vào Ngân hàng phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (Tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh) để ghi sổ kế toán.

-Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt kế toán phải lập phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán.

+ Ghi chú: Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch

III. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG VÀ TÍNH CHẤT TỪNG TÀI KHOẢN 1. Tài khoản sử dụng

Nhóm tài khoản 11 – Vốn bằng tiền, có 3 tài khoản:

Tài khoản 111 – Tiền mặt Tài khoản 111 có 3 TK cấp 2: Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam Tài khoản 1112 – Ngoại tệ Tài khoản 1113 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

Tài khoản 112 – Tiền gửi Ngân hàng; Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng có 3 TK cấp 2 Tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam Tài khoản 1122 – Ngoại tệ Tài khoản 1123 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

Lưu ý: Đối với tiền gửi ngân hàng thì kế toán cần mở tài khoản chi tiết theo từng ngân hàng để tiện cho việc theo dõi, cụ thể như sau: 11211: Tài khoản VND tại ngân hàng ACB 11212: Tài khoản VND tại ngân hàng VCB 11213: Tài khoản VND tại ngân hàng HSBC 11221: Tài khoản USD tại VCB

Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển. Tài khoản 113 có 2 TK cấp 2 Tài khoản 1131 – Tiền Việt Nam Tài khoản 1132 – Ngoại tệ

2. Tính chất từng tài khoản Tài khoản 111 – Tiền mặt

*

Bên Nợ Thể hiện tiền tăng trong kỳ do bán hàng thu bằng tiền mặt, khách hàng ứng trước tiền hàng bằng tiền mặt, rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt, ….Chứng từ để ghi vào bên Nợ TK 111 là phiếu thu kèm theo chứng từ gốc là hợp đồng mua bán, hóa đơn tài chính, phiếu bán hàng, phiếu chi bên mua, Séc rút tiền…

Bên Có Thể hiện tiền giảm trong kỳ do chi tiền thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, trả lương, đóng BH, nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, chi tiền tạm ứng cho nhân viên …Chứng từ để ghi vào bên Có TK 111 là phiếu chi kèm theo chứng từ gốc là hóa đơn tài chính, giấy giới thiệu, phiếu thu của nhà cung cấp, CMND, Hợp đồng, giấy đề nghị tạm ứng, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, giấy nộp tiền vào tài khoản …

Số dư cuối kỳ: Bên nợ thể hiện số tiền còn tồn tại quỹ

Chứng từ liên quan:

Phiếu thu:

*

Phiếu chi*

Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng

*

Bên Nợ Thể hiện tiền tăng trong kỳ do bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng, khách hàng ứng trước tiền hàng bằng tiền gửi ngân hàng, rút tiền mặt nộp vào tài khoản ngân hàng, lãi tiền gửi ngân hàng ….Chứng từ để ghi vào bên Nợ TK 112 là Giấy báo có kèm theo giấy nộp tiền vào tài khoản, ủy nhiệm chi của bên mua….

Bên Có Thể hiện tiền giảm trong kỳ do chuyển tiền thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, trả lương, đóng BH, rút tiển gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt …Chứng từ để ghi vào bên Có TK 112 là Giấy báo nợ kèm theo chứng từ gốc là ủy nhiệm chi, lệnh chi tiền, Sec rút tiền…

Số dư cuối kỳ: Bên nợ thể hiện số tiền còn tồn tại tài khoản ngân hàng.

Tài khoản 113- Tiền đang chuyển

*

Bên Nợ: Làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản của Ngân hàng A sang Ngân hàng B nhưng chưa nhận được giấy báo có của ngân hàng B.

Bên Có Nhận được giấy báo có của ngân hàng là tiền đã vào tài khoản ngân hàng

Số dư cuối kỳ: bên nợ thể hiện số tiền còn đang chuyển cuối kỳ mà chưa vào tài khoản

IV. TRÌNH TỰ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN THU CHI TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG.

Để việc lập phiếu thu – phiếu chi, ủy nhiệm chi hợp pháp, theo đúng chế độ kế toán, người đứng đầu bộ phận kế toán của công ty cần phải quy định các chứng từ tương ứng kèm theo để những yêu cầu thanh toán không phù hợp sẽ được nhận biết và xử lý kịp thời. Các kế toán viên mặc nhiên căn cứ vào đó mà áp dụng.

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng như sau: 1. Bộ phận kế toán tiền tiếp nhận đề nghị thu – chi (có thể là kế toán tiền mặt hoặc kế toán ngân hàng) Chứng từ kèm theo yêu cầu chi tiền (phiếu chi, ủy nhiệm chi) có thể là: Giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, thông báo nộp tiền, hoá đơn, hợp đồng, … Chứng từ kèm theo yêu cầu thu tiền (phiếu thu) có thể là: Giấy thanh toán tiền tạm ứng, hoá đơn, hợp đồng, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản góp vốn, …

2. Kế toán tiền mặt (kế toán ngân hàng) đối chiếu các chứng từ và đề nghị thu – chi, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ (đầy đủ phê duyệt của phụ trách bộ phận liên quan và tuân thủ các quy định, quy chế tài chính của Công ty cũng như tuân thủ theo quy định về Hóa đơn chứng từ của pháp luật về Thuế). Sau đó chuyển cho kế toán trưởng xem xét.

3. Kế toán trưởng kiểm tra lại, ký vào đề nghị thanh toán và các chứng từ liên quan.

4. Phê duyệt của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc: Căn cứ vào các quy định và quy chế tài chính, quy định về hạn mức phê duyệt của Công ty, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc được ủy quyền xem xét phê duyệt đề nghị thu – chi. Các đề nghị chi/mua sắm không hợp lý, hợp lệ sẽ bị từ chối hoặc yêu cầu làm rõ hoặc bổ sung các chứng từ liên quan.

5. Lập chứng từ thu – chi: Sau khi thực hiện kiểm tra sự đầy đủ của những chứng từ có liên quan thì kế toán tiến hành lập Phiếu thu-Phiếu chi hoặc Ủy nhiệm chi Đối với giao dịch tiền mặt tại quỹ: Kế toán tiền mặt lập phiếu thu, phiếu chi. Đối với giao dịch thông qua tài khoản ngân hàng: Kế toán ngân hàng lập uỷ nhiệm chi.

6. Ký duyệt chứng từ thu – chi: Sau khi lập xong chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt- Kế toán trưởng ký vào Phiếu thu hoặc Phiếu chi và Ủy nhiệm chi trước khi chuyển cho Giám đốc hoặc Phó giám đốc được ủy quyền để ký duyệt

7. Sau đó Phiếu thu và phiếu chi kèm theo chứng từ gốc sẽ chuyển cho thủ tũy để tiến hành thu tiền và chi tiền. Thủ quỹ giữ lại 1 liên phiếu thu tiền và 1 liên phiếu chi. Bộ chứng từ phiếu thu và phiếu chi kèm theo chứng từ gốc sẽ trả lại cho kế toán. Nếu đây là giao dịch với ngân hàng thì sau khi Ủy nhiệm chi được lập 2 liên thì kế toán ngân hàng đến ngân hàng để giao dịch và ngân hàng sẽ đóng dấu vào Ủy nhiệm chi và trả lại cho kế toán

8. Sau khi bộ chứng từ đã hoàn thành thì kế toán dựa vào đó mà tiến hành ghi vào sổ sách kế toán và lưu chứng từ kế toán (Phiếu thu+Phiếu Chi+Ủy nhiệm chi và những chứng từ khác có liên quan)

V. CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH CHỦ YẾU

TÀI KHOẢN 111

1. Thu tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ nhập quỹ tiền mặt của đơn vị: Trường hợp bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế GTGT. Kế toán dựa vào hóa đơn tài chính mà công ty xuất cho khách hàng và phiếu thu hạch toán như sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (Tổng giá thanh toán) Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) trên hóa đơn lấy chỗ dòng thuế Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa có thuế GTGT lấy trên hóa đơn)

Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán. Kế toán dựa vào phiếu thu và hóa đơn tài chính ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tổng giá thanh toán)

2. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ (như: Thu lãi đầu tư ngắn hạn, dài hạn, thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ,…) bằng tiền mặt nhập quỹ, Kế toán dựa vào phiếu thu và hóa đơn tài chính (nếu có), ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111- Tiền mặt (Tổng giá thanh toán) Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311). Số thuế trên hóa đơn Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính (Giá chưa có thuế GTGT. Lấy trên hóa đơn). Có TK 711- Thu nhập khác (Giá chưa có thuế GTGT, Lấy trên hóa đơn ).

3. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT bằng tiền mặt, khi nhập quỹ, Kế toán dựa vào phiếu thu ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 711 – Thu nhập khác.

4. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt; vay dài hạn, ngắn hạn, vay khác bằng tiền mặt (Tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ), Kế toán dựa vào Phiếu thu và các chứng từ khác có liên quan đến ngân hàng ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112). (Dựa vào giấy rút tiền) Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122) (Dựa vào Giấy rút tiền) Có các TK 311, 341,… (Nếu vay ngân hàng thì sẽ có giấy nhận tiền)

5. Thu hồi các khoản nợ phải thu và nhập quỹ tiền mặt của doanh nghiệp, Kế toán dựa vào phiếu thu và các chứng từ khác có liên quan ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112) Có TK 131 – Phải thu của khách hàng Có TK 136 – Phải thu nội bộ Có TK 138 – Phải thu khác (1388) Có TK 141 – Tạm ứng.

6. Thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc thu hồi các khoản cho vay nhập quỹ tiền mặt, Kế toán dựa vào phiếu thu và các chứng từ khác có liên quan ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112) Có TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn; hoặc Có TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác Có TK 138 – Phải thu khác Có TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn Có TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn Có TK 228 – Đầu tư dài hạn khác.

7. Nhận khoản ký quỹ, ký cược của các đơn vị khác bằng tiền mặt, ngoại tệ, ghi, Kế toán dựa vào phiếu thu và các chứng từ khác có liên quan, ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112) Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn) Có TK 344 – Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn.

8. Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi, Kế toán dựa vào phiếu thu và biên bản kiểm kê quỹ, tiến hành ghi nhận như sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381).

9. Khi nhận được vốn góp bằng tiền mặt của các thành viên góp vốn, Kế toán dựa vào phiếu thu và biên bản góp vốn để ghi nhận như sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh.

10. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, Kế toán dựa vào phiếu chi và Giấy nộp tiền của ngân hàng ghi nhận như sau:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng Có TK 111 – Tiền mặt.

11. Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn hoặc đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh, Kế toán dựa vào phiếu chi và các chứng từ khác có liên quan để gh nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết Nợ TK 228 – Đầu tư dài hạn khác Có TK 111 – Tiền mặt.

12. Xuất quỹ tiền mặt đem đi ký quỹ, ký cược, Kế toán dựa vào phiếu chi và hợp đồng liên quan ghi nhận như sau:

Nợ TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn Nợ TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn Có TK 111 – Tiền mặt.

Xem thêm: smile la gi

13. Xuất quỹ tiền mặt chi cho hoạt động đầu tư XDCB, chi sửa chữa lớn TSCĐ hoặc mua sắm TSCĐ phải qua lắp đặt để dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, Kế toán dựa vào phiếu chi và hóa đơn tài chính ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) Có TK 111 – Tiền mặt.

14. Xuất quỹ tiền mặt mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa về nhập kho để dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ (Theo phương pháp kê khai thường xuyên), Kế toán dựa vào phiếu chi và Hóa đơn tài chính ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ Nợ TK 156 – Hàng hoá (Giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có TK 111 – Tiền mặt.

15. Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản nợ phải trả, Kế toán dựa vào phiếu chi và các chứng từ khác có liên quan (Hợp đồng nợ đến hạn, bảng lương…) ghi nhận các nghiệp vụ sau:

Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn Nợ TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Nợ TK 334 – Phải trả người lao động Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Có TK 111 – Tiền mặt.

16. Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi mua nguyên vật liệu sử dụng ngay vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng tiền mặt phát sinh trong kỳ, Kế toán dựa vào phiếu chi và hóa đơn tài chính ghi:

Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,… Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có TK 111 – Tiền mặt.

17. Xuất quỹ tiền mặt sử dụng cho hoạt động tài chính, hoạt động khác, Kế toán dựa vào phiếu chi và hóa đơn tài chính (nếu có) ghi như sau

Nợ các TK 635, 811,… Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111 – Tiền mặt.

18. Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, Kế toán dựa vào biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381) Có TK 111 – Tiền mặt.

19. Nộp tiền thuế môn bài , Công ty được ngân hàng cấp có giấy nộp tiền vào Ngân sách nhà nước, kế toán dựa vào phiếu chi và chứng từ có liên quan, ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 3338 (thuế khác) Có TK 111 (tiền mặt)

(Sau đó hạch toán tiếp nghiệp vụ chi phí của thuế môn bài)

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 3338: thuế khác

Bài học thêm những nghiệp vụ kinh tế phát sinh của tiền mặt

* * ** *

TÀI KHOẢN 112

1. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, Kế toán dựa vào phiếu chi và Giấy nộp tiền vào ngân hàng ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà Cty gửi tiền vào) Có TK 111 – Tiền mặt.

2. Nhận được giấy báo Có của Ngân hàng về số tiền đang chuyển đã vào tài khoản của doanh nghiệp, kế toán dựa vào giấy Báo có và Sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Ghi cụ thể tài khoản của ngân hàng mà nhận tiền) Có TK 113 – Tiền đang chuyển.

3. Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, căn cứ giấy báo Có của Ngân hàng và sổ phụ ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền) Có TK 131 – Phải thu của khách hàng. (Ghi cụ thể đối tượng chi tiết)

4. Thu hồi các khoản tiền ký quỹ, ký cược bằng tiền gửi Ngân hàng, Kế toán dựa vào giấy báo có, sổ phụ ngân hàng và chứng từ khác có liên quan ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền) Có TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn Có TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn.

5. Nhận vốn góp liên doanh, vốn góp cổ phần do các thành viên góp vốn chuyển đến bằng chuyển khoản, Kế toán dựa vào giấy báo có và sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền) Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh.

6. Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn bằng tiền gửi Ngân hàng, Kế toán dựa vào giấy báo có, sổ phụ ngân hàng và chứng từ khác có liên quan ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền) Có TK 344 – Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388).

7. Thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn bằng chuyển khoản, Kế toán dựa vào Giấy báo có và sổ phụ ngân hàng và chứng từ khác có liên quan ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền) Có TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Giá vốn) Có TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi)

8. Thu tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc thu từ hoạt động tài chính, hoạt động khác bằng chuyển khoản.

8.1. Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và thu từ các hoạt động khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng tiền gửi Ngân hàng, Kế toán dựa vào Giây báo có, hóa đơn tài chính, Giấy báo có và sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Tổng giá thanh toán), (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền) Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bánchưa có thuế GTGT) Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311). Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 711 – Thu nhập khác

8.2. Thu tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các khoản thu từ hoạt động tài chính, hoạt động khác không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp bằng tiền gửi Ngân hàng, kế toán dựa vài giấy báo có ngân hàng và sổ phụ ngân hàng và hóa đơn tài chính ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền) Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tổng giá thanh toán) Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 711 – Thu nhập khác.

9. Thu lãi tiền gửi Ngân hàng, kế toán dựa vào Giấy báo có ngân hàng và sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền) Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

10. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, Kế toán dựa vào phiếu thu; giấy báo nợ và chứng từ rút tiền của NH (Séc) và sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)

11. Chuyển tiền gửi Ngân hàng đi ký quỹ, ký cược (dài hạn, ngắn hạn). Kế toán dựa vào giấy báo nợ, sổ phụ ngân hàng và chứng từ liên quan ghi:

Nợ TK 244 – Ký quỹ, ký cước dài hạn Nợ TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)

12. Chuyển tiền gửi ngân hàng đi đầu tư tài chính ngắn hạn, Kế toán dựa vào giấy báo nợ, sổ phụ ngân hàng và các chứng từ khác có liên quan ghi:

Nợ TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn Nợ TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)

13. Trả tiền mua vật tư, công cụ, hàng hóa về dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng chuyển khoản, ủy nhiệm chi hoặc séc, Kế toán dựa vào Giấy báo nợ, hóa đơn tài chính và sổ phụ ngân hàng và chứng từ khác có liên quan ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ Nợ TK 156 – Hàng hóa Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)

14. Trả tiền mua TSCĐ, BĐS đầu tư, đầu tư dài hạn, chi phí đầu tư XDCB phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng chuyển khoản, Kế toán dựa vào giấy báo nợ, hóa đơn tài chính và sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình Nợ TK 217 – Bất động sản đầu tư Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con (Nếu chiếm từ 51% vốn góp) Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh (Mỗi bên 50% vốn góp) Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết (từ 21% đến 49% vốn góp) Nợ TK 228 – Đầu tư dài hạn khác (Từ 20% vốn góp trở xuống) Nợ TK 241 – XDCB dở dang Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332 – nếu có),… Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)

15. Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng chuyển khoản, Kế toán dựa vào giấy báo nợ; sổ phụ ngân hàng và chứng từ tính lãi để ghi:

Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn Nợ TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Nợ TK 341 – Vay dài hạn Nợ TK 342 – Nợ dài hạn,… Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)

16. Trả vốn góp hoặc trả cổ tức, lợi nhuận cho các bên góp vốn, chi các quỹ doanh nghiệp,… bằng tiền gửi Ngân hàng, Kế toán dựa vào giấy báo nợ, biên bản trả lại vốn, trả vốn góp, sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối Nợ các TK 414, 415, 418,… Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền

17. Thanh toán các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ cho người mua bằng chuyển khoản, Kế toán dựa vào giấy báo nợ, hóa đơn giảm giá, hóa đơn hàng bán bị trả lại hóa đơn chiết khấu thương mại, sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 521 – Chiết khấu thương mại Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại Nợ TK 532 – Giảm giá hàng bán Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311) Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)

18. Chi bằng tiền gửi Ngân hàng liên quan đến các khoản chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, Kế toán dựa vào giấy báo nợ, hóa đơn tài chính và sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Nợ TK 811 – Chi phí khác Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. (ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền)

VI. SƠ ĐỒ TÓM TẮT NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH

1. Sơ đồ kế toán tiền mặt

* 2.Sơ đồ kế toán tiền gửi ngân hàng

VII. BÀI TẬP ÁP DỤNG

Bài tập 1:

Cty ABC là Cty thương mại, chuyên kinh doanh máy vi tính (Được thành lập trong tháng 1/2014 do 2 thành viên Góp vốn là Nguyễn Văn A và Nguyễn Thị B), trong kỳ tháng 1/2014 có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

Nợ TK 1111: 100.000.000 đồng Có TK 4111: 100.000.000 đồng

Ghi sổ cái tài khoản 1111 và 4111

Nợ TK 1121 ACB: 120.000.000 đồng Có TK 4111: 120.000.000 đồng

Ghi sổ cái tài khoản TK1121 và 4111

Nợ TK 244: 30.000.000 đồng Có TK 1111: 30.000.000 đồng

Ghi sổ cái TK 244 và sổ cái TK 1111 Sau đó là ghi sổ chi tiết 244 ghi rõ đối tượng là Nguyễn Văn Mười.

Nợ TK 642 hoặc 641: 4.000.000 đồng Nơ TK 1331: 400.000 đồng Có TK 1111: 4.400.000 đồng

Ghi vào sổ cái TK 642; sổ cái TK 1331 và sổ cái TK 1111

Nợ TK 642 hoặc 641: 15.000.000 đồng Có TK 1111: 15.000.000 đồng

Ghi vào sổ cái TK 642; 641 và 1111

Nợ TK 331 (Phong vũ): 50.000.000 đồng Có TK 1121 ACB: 50.000.000 đồng

Ghi vào sổ cái TK 331 và TK 1121 Ghi vào sổ chi tiết của TK 331 đối tượng chi tiết là công ty Phong Vũ

Nghiệp vụ 1: doanh thu bán hàng

Nơ TK 1121 HSBC: 220.000.000 đồng Có TK 5111: 200.000.000 đồng Có TK 33311: 20.000.000 đồng

Nghiệp vụ 2: Giá vốn hàng bán

Nợ TK 6321: 150.000.000 đồng Có TK 1561 : 150.000.000 đồng

Ghi sổ cái TK 1121, 5111, 33311, 6321, 1561.

Xem thêm: pick là gì

Bài tập 2:

Một doanh nghiệp thương mại áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình như sau:

1. Bán hàng thu tiền mặt 22.000.000 đồng, trong đó thuế GTGT 2.000.000 đồng Giải: Bộ chứng từ: Phiếu thu, hóa đơn đầu ra, hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận hàng Ghi sổ kế toán: Ghi sổ Nhật ký chung:

Nợ TK 1111: 22.000.000 đồng Có TK 33311: 2.000.000 đồng Có TK 5111: 20.000.000 đồng

Ghi sổ cái các TK 1111, 33311, 5111.

2. Đem tiền mặt gởi vào ngân hàng ACB 30.000.000đ, chưa nhận được giấy báo Có. Giải: Bộ chứng từ: Phiếu chi, giấy nộp tiền vào tài khoản ngân hàng ACB Ghi sổ kế toán: Ghi sổ Nhật ký chung

Nợ TK 1131: 30.000.000 đồng Có TK 1111: 30.000.000 đồng

Ghi sổ cái các TK 1131, 1111

3.1 Thu tiền mặt do bán TSCĐ hữu hình 13.000.000 đồng, trong đó thuế GTGT 1.300.000 đồng. Giải: Bộ chứng từ: Phiếu thu, hóa đơn tài chính, hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận hàng Ghi sổ kế toán: Ghi sổ Nhật ký chung:

Nợ TK 1111: 14.300.000 đồng Có TK 33311: 1.300.000 đồng Có TK 711: 13.000.000 đồng

Ghi sổ cái các TK 1111, 33311, 711

3.2 Chi phí vận chuyển để bán TSCĐ trả bằng tiền mặt 220.000 đồng, trong đó thuế GTGT 20.000 đồng Giải: Bộ chứng từ: Phiếu chi, hóa đơn vận chuyển, biên bản hoàn thành vận chuyển Ghi sổ kế toán: Ghi sổ Nhật ký chung:

Nợ TK 811: 200.000 đồng Nợ TK 1331: 20.000 đồng Có TK 1111: 220.000 đồng

Ghi sổ cái các TK 811, 1331, 1111

4. Chi tiền mặt vận chuyển hàng hóa đem bán 300.000 đồng Giải: Bộ chứng từ: Phiếu chi, hóa đơn vận chuyển, biên bản hoàn thành vận chuyển Ghi sổ kế toán: Ghi sổ Nhật ký chung

Nợ TK 6418: 300.000 đồng Có TK 1111: 300.000 đồng

Ghi sổ cái các TK 6418, 1111

5. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên A mua hàng 10.000.000 đồng Giải: Bộ chứng từ: Phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng Ghi sổ kế toán Ghi sổ Nhật ký chung:

Nợ TK 141: 10.000.000 đồng Có TK 1111: 10.000.000 đồng

Ghi sổ cái các TK 141, 1111 Ghi sổ chi tiết TK 141 – nhân viên A

6. Nhận được giấy báo có của NH ACB về số tiền gởi ở nghiệp vụ 2. Giải: Bộ chứng từ: Giấy báo có ngân hàng ACB Ghi sổ kế toán: Ghi sổ Nhật ký chung

Nợ TK 1121 ACB: 30.000.000 đồng Có TK 1131: 30.000.000 đồng

Ghi sổ cái các TK 1121ACB, 1131

7. Vay ngắn hạn NH ACB về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000 đồng Giải: Bộ chứng từ: Phiếu thu và hợp đồng vay Ghi sổ kế toán: Ghi sổ Nhật ký chung

Nợ TK 1111: 100.000.000 đồng Có TK 311: 100.000.000 đồng

Ghi sổ cái các TK 1111, 311 Ghi sổ chi tiết TK 311 – ngân hàng ACB

8.1 Mua vật liệu X nhập kho giá chưa thuế 50.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH VCB Giải: Bộ chứng từ: Ủy nhiệm chi, giấy báo nợ ngân hàng VCB, hóa đơn tài chính Ghi sổ kế toán: Ghi sổ Nhật ký chung

Nợ TK 1521: 50.000.000 đồng Nợ TK 1331: 5.000.000 đồng Có TK 1121 VCB: 55.000.000 đồng

Ghi sổ cái các TK 1521, 1331, 1121 VCB Ghi sổ chi tiết 1521 – vật liệu X

8.2 . Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào 440.000 đồng trả bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT 40.000 đồng Giải: Bộ chứng từ: Phiếu chi, hóa đơn vận chuyển Ghi sổ kế toán Ghi sổ Nhật ký chung

Nợ TK 1521: 400.000 đồng Nợ TK 1331: 40.000 đồng Có TK 1111: 440.000 đồng

Ghi vào sổ cái các TK 1521, 1331, 1111 Ghi sổ chi tiết 1521 – vật liệu X

9. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng ngay 360.000 đồng Giải: Bộ chứng từ: Phiếu chi, hóa đơn mua văn phòng phẩm Ghi sổ kế toán Ghi sổ Nhật ký chung

Nợ TK 6428: 360.000 đồng Có TK 1111: 360.000 đồng

Ghi sổ cái TK 1111, 6428

10. Nhận giấy báo có lãi tiền gửi không kì hạn ở ngân hàng 16.000.000 đồng của Ngân hàng ACB Giải: Bộ chứng từ Giấy báo có ngân hàng ACB Ghi sổ kế toán: Ghi sổ Nhật ký chung

Nợ TK 1121 ACB: 16.000.000 đồng Có TK 515: 16.000.000 đồng

Ghi sổ cái TK 1121ACB, 515

11. Chi TGNH MHB để trả lãi vay NH 3.000.000 đồng Giải: Bộ chứng từ: Giấy báo nợ ngân hàng MHB Ghi sổ kế toán: Ghi sổ Nhật ký chung

Nợ TK 635: 3.000.000 đồng Có TK 1121 MHB: 3.000.000 đồng

Ghi sổ cái các TK 1121 MHB, 635

12. Rút TGNH HSBC về nhập quỹ tiền mặt 25.000.000 đồng Giải: Bộ chứng từ: Giấy báo nợ ngân hàng HSBC, phiếu thu, Séc rút tiền. Ghi sổ kế toán: Ghi sổ Nhật ký chung

Nợ TK 1111: 25.000.000 đồng Có TK 1121 HSBC: 25.000.000 đồng

Ghi sổ cái các TK 1111, 1121 HSBC

13. Chi tiền mặt thanh toán lương tháng 01 cho nhân viên 20.000.000 đồng Giải: Bộ chứng từ: Phiếu chi, bảng chấm công, bảng lương, phiếu lĩnh lương. Ghi sổ kế toán: Ghi sổ Nhật ký chung

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn