Trĩ ngoại là gì

Trĩ ngoại là gì

Bệnh trĩ ngoại là một dạng điển hình của bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng? Mặc dù trĩ ngoại dễ phát hiện bằng mắt thường, nhưng nếu người nào không biết rõ những triệu chứng cơ bản của bệnh thì lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ nội có sa búi trĩ.

Bạn đang xem: Trĩ ngoại là gì

Bị trĩ ngoại có thể không nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng khiến cuộc sống người bệnh luôn bất an. Do đó, việc nắm bắt đầy đủ những cách điều trị trĩ ngoại hiệu quả nhất hiện nay sẽ là “chìa khóa” để người bệnh chữa khỏi dứt điểm căn bệnh này.

Giải đáp câu hỏi: Bệnh trĩ ngoại là gì?

Đối với câu hỏi: Bệnh trĩ ngoại là gì? Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng công tác tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng giải đáp như sau: “Thập nhân cửu trĩ” – điều này khẳng định rằng trĩ là bệnh phổ biến ở tất cả mọi lứa tuổi, tất cả mọi người. Bệnh trĩ được chia làm 3 loại chính: Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Trong đó, trĩ ngoại là chứng bệnh mà mọi người thường gặp nhất.

Về cơ bản bệnh trĩ ngoại là tình trạng các đám rối tĩnh mạch ở phía ngoài, bờ của hậu môn phình to, căng giãn quá mức và được che phủ bởi một lớp da mỏng được gọi là búi trĩ. Quan sát bằng mắt thường búi trĩ, người bệnh có thể thấy rõ nhiều tĩnh mạch trĩ rất nhỏ và mảnh chồng chéo lên nhau.

*
Bệnh trĩ ngoại là gì?

Trĩ ngoại chứa các dây thần kinh cảm giác, do đó nên người bệnh luôn có cảm nhận khó chịu, không thoải mái, vướng víu, ngứa ngáy,… ở vùng hậu môn, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt, chất lượng công việc của người bệnh.

Hơn nữa, nếu không điều trị sớm hoặc điều trị không triệt để, bệnh trĩ ngoại còn có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu, giảm ham muốn tình dục, suy giảm trí nhớ, ung thư trực tràng,…

6 loại thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay !

15 phòng khám bệnh trĩ uy tín và tốt nhất Hà Nội

: Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất năm 2019

Nguyên nhân bị trĩ ngoại là do đâu ?

Đối với câu hỏi: Nguyên nhân bị trĩ ngoại là do đâu? Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng chia sẻ: Trĩ ngoại hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong đó không thể bỏ qua 4 yếu tố chính, đó là:

Bị trĩ ngoại do ăn uống không hợp lý, không khoa học

Vâng, bị trĩ ngoại xuất phát từ nguyên nhân ăn uống không khoa học, không hợp lý là có thật. Những thói quen ăn uống không lành mạnh của con người sẽ khiến cho hệ tiêu hóa kém phát triển, thậm chí là gây ra nhiều rắc rối và phiền toái đối với người bị bệnh.

Một số yếu tố chính dẫn đến bệnh trĩ ngoại mà nhiều người không để ý như:

Dùng đồ ăn có nhiều chất đạm, protein mà ít có chất xơ gây nên hệ tiêu hóa kém phát triển và làm khó khăn trong quá trình đại tiện.Dùng quá nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.Thường xuyên sử dụng các chất kích thích không chỉ dẫn đến trĩ mà còn gây ảnh hưởng đến sưc khỏe người dùng.Uống ít nước.Bị trĩ ngoại nhẹ là do thói quen vận động

Bị trĩ ngoại nhẹ rất có thể bắt nguồn từ nguyên nhân do thói quen vận động. Đối với những người làm văn phòng, người làm xí nghiệp, nhà máy,…dễ mắc phải bệnh này hơn ai hết.

Lý do là bởi đặc thù công việc của họ thường xuyên phải ngồi nhiều trong thời gian dài gây nên chèn ép hậu môn, ảnh hưởng trực tiếp nên trực tràng và sau đó mắc trĩ ngoại.

Do vậy những nhóm người này nên chú ý đến việc vận động, đi lại sau 1-2 giờ làm việc để tránh gây ra các hậu quả khó lường nhất. Bạn chỉ cần thỉnh thoảng đi lại như đi photo văn bản, đi lấy nước đi vệ sinh cũng là hình thức hoạt động để tránh bị trĩ. 

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại là do đại tiện không đúng cách

Vâng, nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại phải kể đến đó chính là việc đại tiện không đúng cách. Nếu bạn thường xuyên nhịn đại tiện, hoặc lúc đi đại tiện lại ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh để: chơi game, lướt web,…thì nguy cơ bị trĩ ngoại là rất cao, thậm chí còn khiến trĩ phát triển nặng hơn.

Vì vậy, nếu bạn đang bị trĩ cần chú ý hơn về vấn đề này và cần vệ sinh sạch sẽ cũng như đúng cách sau khi đi đại tiện xong. Người bệnh có thể chuẩn bị cho mình một khăn ướt sạch để lau sau khi đi đại tiện xong, rồi nhớ phải dùng giấy vệ sinh lau nhẹ nhàng cho khô hậu môn.

*
Nguyên nhân của bệnh trĩ ngoạiNguyên nhân của bệnh trĩ ngoại: Thường gặp ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh

Một trong những nguyên nhân của bệnh trĩ ngoại phải kể đến đó chính là xuất phát từ việc mang thai của phụ nữ và sau khi sinh thường. Cụ thể:

Đối với phụ nữ mang thai thì thai nhi sẽ gây áp lực lên trực tràng trong khoảng thời gian dài khiến tĩnh mạnh bị giãn nở và gây ra trĩ ngoại.

Ngoài ra sau khi sinh con bằng phương pháp đẻ thường, phụ nữ thường lười hoặc ngại di chuyển, thường không có nhu cầu đi đại tiện trong nhiều ngày, quá trình đi đại tiện gặp nhiều khó khăn hơn. Điều này cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra trĩ ngoại đối với nhiều phụ nữ mang thai và sau sinh.

*

Các dấu hiệu bệnh trĩ ngoại mà bạn không nên bỏ qua

Một trong những dấu hiệu bệnh trĩ ngoại rõ nhất mà chúng ta phải kể đến đó chính là: chảy máu trong khi đi đại tiện, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, kèm cảm giác nặng, tức, ngứa rát hậu môn,…

Trĩ ngoại không chia thành từng giai đoạn như trĩ nội. Mà là thông qua từng mức độ bệnh, tình trạng nặng nhẹ của bệnh để đoán xem người bệnh đang ở giai đoạn nào. Cụ thể là:

Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại độ 1

Những dấu hiệu bệnh trĩ ngoại độ 1 thường thấy đó là vùng hậu môn của bệnh nhân sẽ có hiện tượng đau rát, ngứa ngáy khó chịu và sưng phồng lên,… Cảm giác đau rát này sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn dựa vào mức độ sưng phồng của búi trĩ.

Ở giai đoạn này, búi trĩ chỉ mới hình thành với một kích thước nhỏ bằng hạt đậu, búi trĩ khiến cho bệnh nhân đại tiện khó khăn, ra máu khi nhìn thấy trong giấy vệ sinh.

Trĩ ngoại độ 1 nếu được phát hiện sớm và điều trị một cách đúng đắn thì không chỉ chữa trị được dứt điểm các triệu chứng này, mà ngay cả thời gian, tiền bạc, công sức bỏ ra cũng đơn giản, nhẹ nhàng và tiết kiệm hơn rất nhiều.

Triệu chứng bệnh trĩ ngoại độ 2

Triệu chứng bệnh trĩ ngoại độ 2 như thế nào? Có thể thấy, ở giai đoạn này, các búi trĩ bắt đầu to hơn, gây ra cảm giác lộm cộm, lấn cấn rất khó chịu. Ngoài ra, người bệnh sẽ bắt đầu hứng chịu những cơn đau rát nhiều hơn, thậm chí là xuất huyết sau khi đi vệ sinh xong.

Xem thêm: Yield Strength Là Gì – Nghĩa Của Từ Yield Strength

Đặc biệt ở cấp độ 2, búi trĩ sẽ khiến cho vùng hậu môn tiết ra một chất dịch có mùi hôi tanh rất khó chịu. Hiện tượng này đi kèm với việc vệ sinh không đảm bảo, sẽ rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm vùng hậu môn.

Cảnh báo: Việc vệ sinh không sạch sẽ không chỉ dẫn đến viêm nhiễm ở hậu môn, mà tình trạng viêm nhiễm này còn lây lan rộng ra một số bộ phận lành tính xung quanh nữa.

Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại độ 3

Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại độ 3 là gì? Có thể nói, đây là giai đoạn rất dễ dàng nhận biết các búi trĩ. Bởi ở giai đoạn này, búi trĩ đã bắt đầu phát triển to dần ra. Bạn không chỉ có thể quan sát bằng mắt thường, mà còn có thể sờ và cảm nhận được búi trĩ.

Khi trĩ ngoại đã tiến triển sang cấp độ 3 thì lúc này chứng xuất huyết chảy máu thành giọt và thành tia sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn.

Đây được xem là một mức độ nguy hiểm, vì các tĩnh mạch đã bị tắt nghẽn cũng như kích thước búi trĩ đã tăng gấp đôi. Nó gây ra hiện tượng tắc mạch búi trĩ, khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau đớn.

Dấu hiệu bị trĩ ngoại độ 4

Dấu hiệu bị trĩ ngoại độ 4 sẽ như thế nào? Đây được xem là giai đoạn cuối cùng của bệnh trĩ ngoại.

Lúc này các cơn đau sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn, gây ra những biến chứng khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Nếu là nữ giới có thể gây ra viêm nhiễm phụ khoa rất lớn.

Tình trạng máu xuất hiện mỗi lần đi đại tiện xảy ra với tần suất nhiều hơn. Búi trĩ dần to ra không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, mà thậm chí việc di chuyển nhẹ hay đứng quá lâu cũng gây đau nhức khó chịu.

*
Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại

Lời khuyên từ bác sĩ: Bệnh trĩ ngoại gây nhiều đau đớn cũng như phiền toái đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt, những triệu chứng của bệnh nếu không được điều trị sớm có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm khôn lường như bị viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu, nhiễm trùng máu,…

*

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Đối với câu hỏi: Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng công tác tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng lý giải: Nạn nhân của trĩ ngoại thường là tất cả mọi người. Trĩ ngoại ảnh hưởng đến tâm lý, hạnh phúc và sức khỏe người bệnh. Cụ thể những tác hại của bệnh đó là:

Sa nghẹt búi trĩ: Khi bệnh nặng, các búi trĩ lớn dần, làm nghẹt lỗ hậu môn, chèn ép và cản trở máu lưu thông đến nuôi các tĩnh mạch, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến hoại tử búi trĩ.Thiếu máu: Bệnh nhân đi đại tiện ra máu tươi, máu có thể dính trong phân hoặc chảy thành giọt, thành tia tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều này rất dễ khiến người bệnh rơi vào tình trạng thiếu máu, mất máu cấp, suy nhược cơ thể…Biến chứng nhiều bệnh khác: Bệnh trĩ ngoại rất dễ biến chứng sang Apxe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn… gây đau đớn cho người bệnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng… Đặc biệt, là có nguy cơ dẫn đến ung thư trực tràng nếu không được điều trị sớm.Hoại tử hậu môn: Vì máu không được lưu thông đến, không được cung cấp chất dinh dưỡng, lại tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn do búi trĩ ở ngoài hậu môn nên khả năng bị viêm nhiễm, hay hoại tử ở hậu môn rất cao, nguy hiểm hơn sẽ gây nhiễm trùng máu.Rối loạn chức năng hậu môn: Búi trĩ ngoại chèn ép hậu môn trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng chức năng cơ vòng, lâu dần mất khả năng co thắt khiến người bệnh không thể đại tiện tự chủ.Đe dọa tính mạng con người: Khi búi trĩ lớn dần, niêm mạc tĩnh mạch cũng mỏng dần, dễ bị rách hay thủng tĩnh mạch, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh.Rối loạn thần kinh: Bệnh trĩ ngoại còn là nguyên nhân gây đau đầu, suy giảm trí nhớ, đau lưng dưới, rối loạn thần kinh, đầu óc căng thẳng, dễ ngất xỉu…Đảo lộn cuộc sống: Khi bị trĩ ngoại, người bệnh sẽ bị những cơn đau hành hạ, đứng ngồi không yên, cuộc sống bị đảo lộn, công việc và học tập sa sút, tâm lý người bệnh cũng không ổn định. Đồng thời còn ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng.

Các phương pháp trị bệnh trĩ ngoại cho hiệu quả thần kỳ nhất

Nội dung bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các phương pháp trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả, an toàn, nhận được nhiều phản hồi tích cực nhất từ người bệnh. Từng phương pháp lại áp dụng riêng cho từng mức độ bệnh khác nhau, nhưng tựu chung lại là đều mong muốn chữa triệt để trĩ, nhằm tránh những rắc rối không đáng có từ triệu chứng của bệnh gây ra.

1. Bệnh trĩ ngoại và cách điều trị bằng việc cải thiện chế độ sinh hoạt, ăn uống

Bệnh trĩ ngoại và cách điều trị hiệu quả khi bệnh vẫn còn ở mức độ nhẹ đó chính là việc cải thiện chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống. Cụ thể:

Chế độ vệ sinh sinh hoạt: Quan trọng vì nó giúp bạn phòng chống mắc bệnh trĩ, phòng chống tái phát trĩ đó là tránh ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế. Bạn nên:

Tập thể dục hàng ngày, vận động các môn thể thao nhẹ nhàng, tránh ngồi hay đứng quá lâu, nên đứng dậy đi lại vài phút sau khi ngồi 1 giờ.Lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, dưỡng sinh để phòng tránh bệnh trĩ.Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, tránh táo bón – nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ.

Chế độ ăn uống: Rất quan trọng vì nó giúp bạn phòng chống mắc bệnh trĩ, phòng chống tái phát trĩ, giúp bạn tránh xa hiệu thuốc và nhất là tránh xa bác sỹ đó là chống táo bón và tiêu chảy.

Bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt,… Bởi vì 70% cơ thể bạn là nước, vì thế uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể hấp thu đủ chất dinh dưỡng, đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Nhấn mạnh lại một lần nữa: Trĩ là bệnh không khỏi được hoàn toàn nếu không tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, lành mạnh.

2. Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng các bài thuốc nam

Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng phương pháp dân gian được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Trong đó, nổi bật là những bài thuốc nam từ các vị thuốc tự nhiên, quen thuộc, dễ tìm kiếm. Đây cũng được xem là cách thức điều trị trĩ bảo tồn, không tác dụng phụ, tiết kiệm,…

Bài thuốc 1. Cách điều trị bệnh trĩ từ cây lá bỏng

Cách điều trị bệnh trĩ từ cây lá bỏng là bài thuốc nam mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đầu tiên. Cây lá bỏng thường được dùng để trị các vết bỏng ngoài da rất hiệu quả.

Ưu điểm: Theo y học cổ truyền, cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát nên có tác dụng tiêu viêm, hoạt huyết, tiêu độc, giảm đau nhức,… Bên cạnh đó cây lá bỏng còn có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao nên được các thầy thuốc dùng để điều trị các bệnh về đường ruột, viêm loét dạ dày, bệnh trĩ,…

Cách thực hiện:

Cách 1. Chuẩn bị 6g lá bỏng, 6g rau sam, đem 2 nguyên liệu này rửa sạch, rồi sắc uống. Trong trường hợp bị sa búi trĩ và lỡ hậu môn thì nấu thêm nước bồ kết để ngâm rửa hậu môn hoặc có thể giã nát lá sống đời đắp vào búi trĩ.

Xem thêm: Cardiomyopathy Là Gì – Bệnh Tim Mạch Cvd ở Việt Nam

Cách 2. Trong trường hợp đi đại tiện ra máu thì áp dụng bài thuốc sau: Chuẩn bị 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cứu, 10g lá trắc bá, rồi đem tất cả sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 tháng sau khoảng vài tuần sẽ khắc phục được chứng đại tiện ra máu hiệu quả.

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn