chuẩn bị được các hệ thống câu hỏi, bài tập để hướng dẫn học sinh quan sát các sự vật, hiện tượng có mục đích, có trọng tâm.
Bạn đang xem: Phương pháp quan sát là gì
Chuẩn bị đầy đủ các đối tượng quan sát phù hợp với nội dung, mục tiêu bài học: tranh ảnh, mẫu vật…
Việc tổ chức, hướng dẫn quan sát cần phải phức tạp dần phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh ở các độ tuổi khác nhau
Ví dụ: Khi dạy bài 52: Cá (TNXH lớp 3), giáo viên treo tranh ảnh minh họa một số loại cá, hoặc cho học sinh xem đoạn video về các loại cá, yêu cầu học sinh quan sát trong khoảng 5 phút và nêu nhận xét về các bộ phận, màu sắc,.. của cá.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một đối tượng nào đó: vật thật, tranh,.. trong thời gian nhất định và nêu lên nhận xét
Ví dụ: bài 56 – 57: Thực hành: Đi thăm thiên nhiên (TNXH lớp 3), Ở bài này học sinh được thực hành quan sát ở ngoài thực tế, có thể ở vườn trường hoặc địa điểm nào đó ở địa phương, thời gian có thể hết tiết học hoặc gần hết tiết học, sau đó giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hoặc ghi lại tên, đặc điểm của các loại cây, con vật mà học sinh quan sát được
Ví dụ: Khi dạy bài 45: Lá cây (TNXH lớp 3): Giáo viên có thể dặn học sinh về nhà chuẩn bị lá cây đem đến lớp học và tiến hành quan sát ngay trên lớp học. Hoặc giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát các loại lá cây có ở vườn trường, từ đó rút ra kết luận về đặc điểm màu sắc, hình dáng, các bộ phận của lá cây.
Đồ dùng: Vật thật, tranh ảnh minh họa, mô hình, mẫu vật, sơ đồ, tiêu bản, các đoạn băng, video, hình vẽ trên bàng,…
Vi du: Bài 47 – Hoa ( TN – XH, lớp 3)Ở bài này, giáo viên cho học sinh quan sát các loại hoa thật. Giáo viên và học sinh chuẩn bị một số loại hoa có màu sắc, kích thước khác nhau và phổ biến như hoa hồng, hoa huệ, hoa râm bụt, hoa sen…
Ví dụ: mục đích quan sát: Học sinh nhận biết được các loại hoa có hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi hương khác nhau. Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt như màu đỏ, vàng, da cam… Hoa thường có các bộ phận: cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa.
Xem thêm: Bruh Là Gì – Những Thông Tin Thú Vị Về Bruh Moment
Dự kiến tình huống xảy ra: Trong quá trình quan sát có thể có một số trường hợp bất ngờ xảy ra, ví dụ khi dạy bài 45: Lá cây (TNXH lớp 3)
Hầu hết các lá đều màu xanh, nhưng sao lại có lá có màu vàng, có lá màu đỏ?
Tại sao lá tía tô ở mặt phía trên có màu xanh, mặt phía dưới có màu tím ?
Kết thúc quan sát, từng cá nhân hoặc đại diện các nhóm báo cáo kết quả quan sát, cả lớp lắng nghe và bổ sung ý kiến.
Các nhóm có thể cùng quan sát đối tượng để giải quyết chung một nhiệm vụ học tập hoặc mỗi nhóm có thể có một đối tượng quan sát riêng, giải quyết nhiệm vụ riêng.
Nếu đối tượng quan sát là vật thật ( động, thực vật tươi sống, các dạng vật liệu thường dùng…), GV cần khuyến khích HS sử dụng các giác quan khác nhau vào quá trình quan sát nhầm thu được biểu tượng đầy đủ, chính xác, sinh động về đối tượng.
Trong trường hợp đối tượng quan sát là tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, mô hình… GV hướng dẫn sử dụng thị giác để quan sát các đối tượng một cách có mục đích, có kế hoạch.
Cần hướng dẫn HS quan sát đối tượng theo một trình tự nhất định: từ tổng thể đến các bộ phận, từ bên ngoài vào bên trong.
Xem thêm: Bán Kiot Sunshine City – Cho Thuê Cửa Hàng, Ki Ốt, Sunshine City Hà Nội
Cần hướng dẫn HS so sánh, liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác đã biết để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa chúng.
Chuyên mục: Hỏi Đáp