Eco là viết tắt của từ gì

Eco là viết tắt của từ gì

Ngày nay, thế giới đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề do hệ sinh thái đã bị huỷ diệt dần qua một thời gian dài do xả thải và khai thác không có kế hoạch. Eco trở thành xu hướng được cộng đồng ủng hộ nhiệt tình nhờ nhiều lợi ích mà nó mang lại: hạn chế các chất thải gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, cân bằng hệ sinh thái, ngăn chặn nhiều thiên tai, nạn khai thác bừa bãi…Vậy Eco là gì?

Eco là trạng thái viết tắt của từ ecology. Ecology có nghĩa là sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố và sinh sống của những sinh vật sống và các tác động qua lại giữa các sinh vật và môi trường sống của chúng. Vậy, mọi hoạt động trong các lĩnh vực đời sống cong người nói riêng được vận hành theo quy tắc trên tức là đang thể hiện phong cách eco. Phong cách Eco (tạm dịch là xu hướng sinh thái) xuất hiện vào những năm đầu thế kỉ 20, kêu gọi một lối sống thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với môi trường, hạn chế tác động xấu tới môi trường nhằm bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu phát triển bền vững.

 ỨNG DỤNG CỦA VẬT LIỆU ECO VÀO ĐỜI SỐNG 

Nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu có nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng nguyên liệu eco (nguyên vật liệu có nguồn gốc từ tự nhiên) đưa vào quá trình sản xuất thay thế dần các nguyên liệu công nghiệp mà trong quá trình khai thác làm mất đi sự cân bằng của hệ sinh thái.

Bạn đang xem: Eco là viết tắt của từ gì

Đứng đầu hiện nay trong các nước áp dụng xu hướng sinh thái vào đời sống hàng ngày có thể kể đến Pháp. Theo hãng tin AP, Pháp là nước đầu tiên cấm tất cả chén, đĩa nhựa trong một đạo luật sẽ có hiệu lực đầy đủ trong năm 2020. Các biện pháp đã được thông qua vào tháng trước, nhưng các doanh nghiệp có thời gian đến năm 2020 để thực hiện đầy đủ.

Tất cả các đĩa ăn dùng một lần ở Pháp thay vào đó sẽ phải được làm từ vật liệu có nguồn gốc sinh học. Từ tháng 7, Pháp đã cấm sử dụng tất cả các loại túi nhựa, đã có 1 số quốc gia có động thái này nhưng Pháp là nước đầu tiên mở rộng việc cấm vận sang các loại đĩa ăn.

Tại Thái Lan, một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Naresuan đã sáng tạo và phát triển một loại bát đĩa từ lá cây. Chúng có khả năng tự phân huỷ và không thấm nước. Các giáo sư của trường đã dành ra hơn một năm để nghiên cứu và sản xuất những chiếc bát đĩa này hoàn toàn hữu dụng để có thể đưa vào thay thế các hộp đựng thức ăn bằng xốp styrofoam gây ô nhiễm môi trường. Trải qua một quá trình nghiên cứu, 3 loại cây bastard teak, teak và banyan được chọn làm vật liệu tốt nhất để chế tạo bát đĩa, chúng có thể đựng được nước nóng mà không rò rỉ ra bên ngoài và sẽ hoàn toàn phân huỷ sau quá trình sử dụng. Các nhà nghiên cứu đã dùng tinh bột để làm cho bát đĩa trở nên bóng và đẹp hơn.

Xem thêm: Xương Quai Xanh Là Gì – Tìm Hiểu Kiến Thức Về Xương

*

Giáo sư Samorn Hiranpraditsakul cho biết ý tưởng cho dự án đến sau khi cô tới thăm một ngôi đền ở phía Bắc Thái Lan, cô chứng kiến cảnh tượng “kinh khủng” những bát đĩa xốp với nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được chất chồng thành núi.

Trong một lần nghiên cứu giải pháp thay thế chất liệu da ở Philippines, Carmen Hijosa – một nhà thiết thế đồ da người Tây Ban Nha, đã phát hiện ra công dụng của lá dứa, nhờ vào bộ trang phục Barong Tagalog truyền thống của đàn ông Philippines. Cô đã hợp tác với các thợ dệt địa phương để thử nghiệm và cuối cùng đã tạo ra loại vải giả da Pinatex, làm từ sợi xenlulô từ lá dứa. 

*

Chất liệu này vừa bền, rẻ, đẹp lại thân thiện môi trường, hứa hẹn sẽ trở thành nguyên liệu bền vững thay thế các nguyên liệu như sợi polyurethane và PVC phục vụ cho ngành công nghiệp may mặc, hạn chế tình trạng ngược đãi động vật của ngành công nghiệp thời trang. Hiện nay, sợi Pinatex được một số nhãn hàng thời trang nổi tiếng như Puma hay Camper ứng dụng vào sản xuất thành công nhiều sản phẩm từ “da thực vật” có tính thẩm mỹ cao gần giống với sản phẩm từ da thật. Tiến sĩ Carmen vẫn đang trong quá trình xem xét hướng phát triển của sợi Pinatex đem vào ứng dụng rộng rãi hơn trong các lĩnh vực khác như: làm băng y tế chống khuẩn và vật liệu cách nhiệt trong xây dựng.

Trong khi đó, mới đây tại Việt Nam, 2 bạn học sinh lớp 11 chuyên hoá trường THPT Gia Định, Lê Duy Khang và Nguyễn Hoàng Dung đã kế thừa nhiều nghiên cứu sản xuất nhựa từ tinh bột khoai tây và đem vào ứng dụng thành công trong việc sản xuất ra chiếu túi nhựa từ tinh bột khoai tây. Sản phẩm túi nhựa sinh học này có khả năng tự phân huỷ ít hơn nhiều lần so với các sản phẩm làm từ nguyên liệu công nghiệp góp phần bảo vệ môi trường ngày một xanh hơn, đẹp hơn và nâng cao ý thức cộng đồng về việc bảo vệ môi trường.

Xem thêm: Kiến Nghị Là Gì – Phản ánh Là Gì Tìm Hiểu Từ A

 Hay việc sản xuất thanh gỗ sáng tạo của LiK Việt Nam, chúng tôi cam kết sử dụng gỗ rừng trồng được khai thác, và có kế hoạch tái tạo nghiêm ngặt hay loại sơn an toàn với cả người dùng và thân thiện với môi trường.

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn