Chức vụ là gì

Chức vụ là gì

Chức vụ là vị trí, vai trò nhất định trong một tổ chức cụ thể, người nắm giữ chức vụ thương là những người có quyền lực trong một cụ thể.

Bạn đang xem: Chức vụ là gì

Trong thực tế thì để nhìn nhận địa vị của một cá nhân, thường sẽ nhìn vào chức vụ hoặc chức danh của một cá nhân. Hai thuật ngữ này thường dễ gây nhầm lẫn trong cuộc sống và khó phân biệt

Qua bài viết Chức vụ là gì? Tổng đài 1900 6557 thuộc Công ty Luật Hoàng Phi sẽ chọn phân tích đi sâu vào chức vụ. Ngoài ra sẽ phân biệt trong rõ hơn giữa chức vụ và chức năng

Chức vụ là gì? 

Chức vụ là vị trí, vai trò nhất định trong một tổ chức cụ thể, người nắm giữ chức vụ thương là những người có quyền lực trong một cụ thể, thông thường thì chức vụ đi cùng với chức danh nhưng có nhiều trường hợp hai khái niệm nay lại không đi cùng với nhau.

Để có một chức vụ nhất định thì cá nhân đó phải trải qua các quá trình tuyển dụng nhất định, nhiều yêu cầu phải có những bằng cấp, chức danh để giữ chức vụ đó.Và điều đặc biệt thì người nắm giữ chức vụ phải được do một tổ chức công nhận và quản lý.

Chức danh thì không bắt buộc yêu cầu trên, người nắm giữ chức danh đôi khi chỉ cần phấn đấu để được công nhận chức danh đó. Chứ không nhất thiết phải được tổ chức quản lý và tuyển dụng. Nhưng chức danh lại được Xã hội công nhận

Phân biệt chức danh và chức vụ

Chức danh và chức vụ thường đi cùng với nhau, và dễ gây nhầm lẫn chung với nhau. Nhưng hai thuật ngữ này có những đặc điểm khác nhau rõ rệt dưới đây

– Sự công nhận

+ Chức danh: Chức danh được sự công nhận của xã hội, có thể nói đây là công nhận quá trình phấn đấu của một cá nhân đối để có được một chức danh đó.

Một số chức danh có thể kể đến được như: Giáo sư, tiến sỹ, phó giáo sư, thạc sĩ, cử nhân, giáo viên, phát thanh viên

Quá trình phấn đấu của cá nhân không chỉ là quá trình học tập mà còn phải nói đến sự tuyển dụng.

+ Chức vụ: Chức vụ không chỉ được sự công nhận của xã hội mà quan trọng là phải được sự công nhận của tổ chức.

Chức vụ phải được sự công nhận của tổ chức về vị trí, quyền hạn và chức năng mà chức vụ cá nhân đang nắm giữ. Nếu không có sự công nhận của tổ chức đang quản lý chức vụ này thì cá nhân đó sẽ không được ghi nhận

– Chức năng

+ Chức danh:

Người nắm giữ chức danh thực hiện chức danh của mình gắn liền với tên gọi. Ví dụ như Giáo viên – dạy học; bác sỹ – chữa bệnh

+ Chức vụ

Người giữ chức vụ thường có nhiều chức năng khác nhau. Nhưng thông thường chức vụ sẽ nắm giữ một vị trí quan trọng nhất định trong một tổ chức. đơn vị. Chính vì vậy thì chức năng của chức vụ sẽ được tổ chức quy định cụ thể .

Xem thêm: Exfoliate Là Gì – Đâu Là Sự Khác Biệt Giữa Scrub Và Exfoliator

– Đơn vị quản lý

+ Chức danh

Người nắm gi chức danh có thể được một tổ chức hay một đơn vị quản lý hoặc không. Không bắt buộc người nắm giữ chức danh phải thuộc đơn vị nào quản lý

+ Chức vụ

Người nắm giữ chức vụ phải được một tổ chức, đơn vị quản lý. Bởi vì một trong những đặc điểm cơ bản của chức vụ là được một tổ chức đơn vị công nhận. ghi nhận vị trí, chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn của cá nhân đó đối với chức vụ đang nắm giữ

Phần tiếp theo của bài viết Chức vụ là gì?  sẽ phân tích rõ hơn trong từng trường hợp cụ thể.

*

Nhân viên là chức danh hay chức vụ?

Từ nhân viên không thể xác định chính xác được là chức danh hay chức vụ. Vì phải gắn liền với một vị trí cụ thể thì mới có thể xác định chính xác được

Nhưng có thể dựa vào những tiêu chí như. Nhân viên này được xã hội công nhận trong quá trình như thế nào, tiếp theo là nhân viên này đảm nhận vấn đề gì có nằm trong một cơ quan tổ chức nào quản lý hay không

Tiếp theo nhân viên này có đảm bảo được vị trí vai trò nào của mình đứng tại tổ chức. Vì thường chức vụ nắm giữ những vị trí vai trò quan trọng trong tổ chức.

Chính vì tính chất cuối cùng nêu trên thì nhân viên trong thực tế thì là chức danh chứ không phải là chức vụ

Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ?

Từ những dấu hiệu phân tích phía trên, ta có thể khẳng định được rằng Hiệu trưởng là một chức vụ.

 Có thể nói rằng hiệu trưởng là một chức vụ quan trọng trong một trường học. chức năng này nắm giữ nhiều nhiệm vụ quản lý các chức danh phía dưới.

Để nắm giữ chức vụ hiệu trưởng phải trải qua quá trình bổ nhiệm phức tạp và tuân theo quy trình của pháp luật, tiếp theo sau khi được bổ nhiệm vào chức danh trên thì Hiệu trưởng được sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Nhưng từ ví dụ này ta có thể phân tích sâu hơn: Có thể thấy được rằng hiệu trưởng nắm giữ nhiều chức năng, quyền hạn quản lý trong trường học, được bổ nhiệm qua các quy trình thủ tục. Nhưng trong trường học thì hiệu trưởng cũng là một giáo viên, cũng thực hiện các chức năng nhiệm vụ của một giáo viên

 Mà Giáo viên lại là một trong những chức danh được công nhận bởi pháp luật Việt Nam. Chính từ phân tích này ta có thể thấy được rằng hiệu trưởng vừa là có thể là chức danh vừa là chức vụ

Trong thực tế một cá nhân khi vừa nắm giữ chức vụ vừa có thể có chức danh. Hai thuật ngữ này thường xuyên đi cùng nhau nhưng không phải trong mọi trường hợp. Một cá nhân có thể có một trong hai thuật ngữ trên hoặc có cả hai.

Xem thêm: Văn Học Là Gì – đặc Trưng Của Văn Học

Từ những phân tích trên Công ty Luật Hoàng Phi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về  Chức vụ là gì? Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557.

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn