MỤC LỤC VĂN BẢN
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ——– |
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ————— |
Số: 202-QĐ/TW |
Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2019 |
QUY ĐỊNH
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA CẤP ỦY, BANTHƯỜNG VỤ, THƯỜNG TRỰC CẤP ỦY CẤP HUYỆN
– Căn cứ Điều lệ Đảng;
– Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấphành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII,
Ban Bí thư quy định chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấpủy cấp huyện như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng,phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định khung chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ công tác của cấp ủy, banthường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp ủy cấp huyện).
Bạn đang xem: Ban thường vụ đảng ủy là gì
Điều 2. Chức năngcủa cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện
1. Cấp ủy cấp huyện là cơ quan lãnh đạogiữa hai kỳ đại hội của đảng bộ cấp huyện; có chức năng lãnh đạo thực hiện nghịquyết đại hội đảng bộ cấp mình, các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định,quyết định, kết luận của cấp trên và chính sách, pháp luật của Nhà nước; đề xuất,kiến nghị với cấp ủy cấp tỉnh những vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo của cấpủy cấp tỉnh đối với địa phương.
2. Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện làcơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ họp của cấp ủy cấp huyện; có chức năng lãnh đạo,chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ; nghị quyết,chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của cấp ủy cấpmình và cấp trên; quyết định chủ trương về công tác tổ chức, cán bộ theo thẩmquyền; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của cấp ủy; đề xuất,kiến nghị với cấp ủy cấp mình và cấp tỉnh những vấn đề có liên quan đến sự lãnhđạo, chỉ đạo đối với địa phương; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quantrong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
3. Thường trực cấp ủy cấp huyện (gồmbí thư và các phó bí thư) chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiệnnghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận, quy chế của cấp ủy, banthường vụ cấp ủy cấp mình và cấp trên; giải quyết công việc hằng ngày của đảngbộ theo quy chế làm việc; chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập các kỳ họpcủa ban thường vụ.
Điều 3. Trách nhiệmcủa cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện
1. Cấp ủy cấp huyện chịu trách nhiệmtrước cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp tỉnh; đảng bộ và nhân dântrên địa bàn về tình hình mọi mặt của địa phương và nhữngquyết định của mình.
2. Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện chịutrách nhiệm trước cấp ủy cấp mình; cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấptỉnh; đảng bộ và nhân dân trên địa bàn về thực hiện nhiệm vụ được giao và nhữngquyết định của mình. Báo cáo cấp ủy cấp mình kết quả giải quyết công việc giữahai kỳ hội nghị cấp ủy; kịp thời báo cáo, đề xuất ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnhvà cấp ủy cấp mình về những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đột xuất phát sinh vượtquá thẩm quyền.
3. Thường trực cấp ủy cấp huyện chịutrách nhiệm trước cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp mình và cấp trên trực tiếp,trước đảng bộ và nhân dân trên địa bàn về thực hiện nhiệm vụ được giao; báo cáoban thường vụ cấp ủy cấp mình kết quả giải quyết công việc giữa hai kỳ họp củaban thường vụ, những việc được ban thường vụ ủy quyền vànhững vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đột xuất phát sinh vượt quá thẩm quyền trongphiên họp gần nhất.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀNHẠN
Điều 4. Nhiệm vụ,quyền hạn của cấp ủy cấp huyện
1. Lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt,cụ thể hóa các chủ trương, biện pháp triển khai tổ chức thựchiện nghị quyết đại hội đảng bộ cấp mình. Quyết định chương trình làm việc,chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa và hằng năm; quychế làm việc của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và ủy ban kiểmtra cấp ủy cấp mình.
2. Lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai và tổchức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết của cấp ủy cấp mình; các chủtrương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của cấp trên. Xác địnhnhiệm vụ trọng tâm, đột phá, các chương trình, đề án, dự án trọng điểm. Tổ chứctriển khai thực hiện thí điểm các chủ trương, mô hình mới theo chỉ đạo của cấptrên.
3. Định hướng hoặc quyết định theo thẩmquyền những vấn đề về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và công tác tổchức cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng theo quy định của Điều lệĐảng:
a) Lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng,học tập lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc, bịađặt.
b) Lãnh đạo thực hiện nghiêm cácnguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; quy định vềtrách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quảnlý và người đứng đầu các cấp.
c) Lãnh đạo việc đổi mới, kiện toàn tổchức bộ máy của hệ thống chính trị; quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách,giải thể, hợp nhất các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trựcthuộc theo thẩm quyền và theo quy định, hướng dẫn của cấp trên.
d) Căn cứ chỉ thị, quy định, hướng dẫncủa cấp trên, lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuẩn bị và tiến hành đại hội của cáctổ chức cơ sở đảng trực thuộc; chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập đại hộiđảng bộ cấp huyện, hội nghị giữa nhiệm kỳ (nếu có); thông qua dự thảo các vănkiện trình đại hội; chuẩn bị và giới thiệu nhân sự bầu vào cấp ủy, ban thường vụ,ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra và các chức danh lãnh đạo chủ chốt khóamới.
đ) Lãnh đạo trực tiếp, toàn diện côngtác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ bảo đảm đúng nguyên tắc, nội dung, quytrình, thủ tục, thẩm quyền. Căn cứ quy định, hướng dẫn của cấp trên, thảo luận,quyết định số lượng ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra; bầu ban thườngvụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy. Trìnhban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh nhân sự giới thiệu ứng cử các chức danh bí thư,phó bí thư, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy bannhân dân cấp mình. Xem xét, giới thiệu nhân sự đề nghị bổ sung cấp ủy viên, ủyviên ban thường vụ cấp ủy cấp huyện. Giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịchHội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân để Hội đồng nhân dân bầu; tham giaý kiến về nhân sự phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Ủy ban nhân dântrước khi ban thường vụ cấp ủy quyết định giới thiệu để Hộiđồng nhân dân bầu.
e) Thực hiện tự phê bình và phê bình, chất vấn và tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộlãnh đạo, quản lý theo quy định. Cho ý kiến về kết quả kiểm điểm, tự phê bìnhvà phê bình hằng năm của ban thường vụ. Lãnh đạo xây dựng,củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên; công tác bảo vệchính trị nội bộ, nhất là vấn đề chính trị hiện nay.
g) Lãnh đạo công tác kiểm tra, giámsát, kỷ luật đảng; tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với tổ chứcđảng, đảng viên. Quyết định hoặc đề nghị khen thưởng, kỷ luật; giải quyết khiếunại, tố cáo đối với tổ chức đảng, đảng viên, vấn đề đảng tịch theo Điều lệ Đảngvà các quy định của Trung ương.
4. Lãnh đạo chính quyền địa phương thựchiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.Định hướng những vấn đề quan trọng để Hội đồng nhân dân quyết định. Xác định mụctiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong kế hoạch phát triển kinhtế – xã hội trung hạn và dài hạn; định kỳ xem xét, cho ý kiến về tình hình pháttriển kinh tế – xã hội và định hướng nhiệm vụ tiếp theo. Cho ý kiến về quy hoạchxây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch và kế hoạch sử dụngđất của địa phương theo quy hoạch chung của tỉnh và của Trung ương. Lãnh đạo thựchiện quy trình, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giớiđơn vị hành chính theo chủ trương của cấp trên và quy định của pháp luật. Bànchủ trương, biện pháp triển khai, tổ chức thực hiện những vấn đề lớn, quan trọng,nhạy cảm về kinh tế – xã hội, ngân sách, nội chính, quốc phòng, an ninh, đốingoại; các chương trình, dự án quan trọng của địa phương.
5. Lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới công tácdân vận, công tác dân tộc, công tác tôn giáo; chăm lo đời sống và phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân; xây dựng khối đoàn kết toàn dân; tạo sự đồng thuận trongxã hội. Lãnh đạo, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chínhtrị – xã hội phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xâydựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh theo quy định của BộChính trị.
6. Quyết định theo thẩm quyền các vấnđề liên quan đến quản lý tài chính, tài sản của đảng bộ; xem xét, cho ý kiến vềcông tác tài chính đảng hằng năm và cuối nhiệm kỳ.
7. Xem xét, cho ý kiến về những côngviệc ban thường vụ đã giải quyết giữa hai kỳ hội nghị cấp ủy; quyết định nhữngvấn đề quan trọng do ban thường vụ cấp ủy trình.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theochỉ đạo của cấp trên.
Điều 5. Nhiệm vụ,quyền hạn của ban thường vụ cấp ủy cấp huyện
1. Quyết định chương trình, kế hoạchcông tác của ban thường vụ. Quyết định triệu tập hội nghị cấp ủy; chỉ đạo chuẩnbị nội dung, chương trình, báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết, kết luận trình cấpủy về những vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp ủy quy định tại Điều 4 Quy địnhnày. Chủ động đề xuất những vấn đề lớn, quan trọng của địa phương để cấp ủy xemxét, quyết định.
2. Lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra,giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ cấpmình; nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp ủy cấp mình và cấp trên. Tổ chức thực hiện thí điểm mô hình mới về xây dựng Đảng,xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế – xã hội theo sự chỉ đạo, hướngdẫn của cấp trên và định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện.
3. Lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa, tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết về công tác xây dựng Đảng,xây dựng hệ thống chính trị và công tác tổ chức, cán bộ:
a) Quyết định tổ chức thực hiện nhiệmvụ, giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả côngtác chính trị, tư tưởng. Chỉ đạo công tác học tập lý luận chính trị, tổng kếtthực tiễn; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh, phản bác các thôngtin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc, bịa đặt.
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thựchiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết làcán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp.
c) Căn cứ quy định, hướng dẫn của cấptrên, lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộcxây dựng quy chế làm việc, cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn, mối quan hệ công tác phù hợp với tình hình thựctế địa phương; ban hành quy định cụ thể hóa chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúpviệc của cấp ủy. Thực hiện chủ trương, giải pháp xây dựng, quản lý, sắp xếp tổchức bộ máy, biên chế và chính sách cán bộ của hệ thống chính trị thuộc thẩmquyền. Cho ý kiến về đề nghị thành lập, giải thể các hội quần chúng, hội nghềnghiệp tại địa phương theo chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật.
d) Cho ý kiến nội dung văn kiện, phêduyệt phương án nhân sự và chỉ đạo việc tổ chức đại hộicác tổ chức đảng trực thuộc.
đ) Quyết định công tác cán bộ theo thẩmquyền được phân cấp quản lý, bảo đảm đúng quy định và chịu trách nhiệm về quyếtđịnh của mình.
e) Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiệnviệc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ lãnhđạo, quản lý theo quy định. Gợi ý kiểm điểm và chỉ đạo việckiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhântrong hệ thống chính trị thuộc diện quản lý.
g) Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố,nâng cao chất lượng tổ chức đảng và đảng viên; chất lượngsinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình; quyết định việc kết nạp, kết nạp lại,công nhận đảng viên chính thức, xóa tên đảng viên và ràsoát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng theo quyđịnh.
i) Lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểmtra, giám sát, kỷ luật đảng; tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đốivới tổ chức đảng, đảng viên theo Điều lệ Đảng và các quy địnhcủa Trung ương.
k) Đề nghị hoặc choý kiến việc xét tặng các danh hiệu thi đua, vinh dự nhà nước theo quy định; quyếtđịnh khen thưởng, kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên theo thẩm quyền.
l) Lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận;chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng, phát triển tổ chức, củng cốvà nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chứcchính trị – xã hội. Lãnh đạo, chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức đại hội Mặt trậnTổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội cấp huyện;cho ý kiến nội dung văn kiện, phương án nhân sự và giới thiệu nhân sự các chứcdanh thuộc diện ban thường vụ quản lý để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chínhtrị – xã hội cấp huyện bầu theo quy định.
4. Cho ý kiến về nội dung các kỳ họpHội đồng nhân dân cấp huyện. Lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền địa phương thực hiệnđúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Lãnh đạo cụ thểhóa và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước về kinh tế, xã hội. Định hướng hoặc quyết địnhcác giải pháp để thực hiện những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm thuộc lĩnh vựckinh tế – xã hội; các chương trình, dự án quan trọng theo phân cấp và cơ chế,chính sách có ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân và thường xuyên kiểm tra,giám sát việc thực hiện.
Xem thêm: Up To Là Gì – Nghĩa Của Từ Up
5. Lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thựchiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng nền quốc phòng toàn dân,thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòngdân vững chắc; xây dựng khu vực phòng thủ; công tác phòng, chống tội phạm; giảiquyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề phức tạp trên địa bàn, nhất là các tìnhhuống đột xuất liên quan đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, dân tộc,tôn giáo…
6. Lãnh đạo công tác nội chính, tưpháp, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và việc xử lý các vụán, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp theo quy định và theo thẩm quyền.
7. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác quảnlý, sử dụng tài chính, tài sản của đảng bộ theo đúng quy định của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước.
8. Tham gia ý kiến với cấp trên trongviệc xây dựng, ban hành chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, quy định,quyết định, kết luận, quy chế của Đảng, nhất là những vấn đề liên quan đến địaphương.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấptrên giao.
10. Căn cứ điều kiện cụ thể, có thể ủyquyền cho thường trực cấp ủy thực hiện một số công việc thuộc thẩm quyền củaban thường vụ, đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện:
a) Về tổ chức, cán bộ
– Quyết định thẩm tra, xác minh cán bộ,đảng viên thuộc diện cấp ủy cơ sở, cấp ủy cấp huyện quản lý khi có vấn đề cầnxem xét về chính trị và một số vấn đề khác (tuổi, bằng cấp, học hàm, học vị,tài sản, thu nhập…) theo quy định để báo cáo ban thường vụ xem xét, kết luậntheo thẩm quyền.
– Chuẩn y kết quả bầu cử cấp ủy, ủyban kiểm tra và các chức danh lãnh đạo của cấp ủy trực thuộc.
– Tham gia ý kiến việc bổ nhiệm, bổnhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng… đối với cán bộ là cấp phó một số cơ quanthuộc thẩm quyền bổ nhiệm của ngành dọc công tác và sinhhoạt đảng tại địa phương theo quy định (trừ quân sự, công an, viện kiểm sát, tòa án).
– Chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức thực hiệnviệc chất vấn, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; việc kê khai tài sản,thu nhập theo quy định.
– Chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc sứckhỏe và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ thuộcdiện ban thường vụ quản lý theo quy định.
b) Về công tác nội chính, quốc phòng,an ninh, đối ngoại
– Cho ý kiến về chương trình công táchằng năm và đánh giá công tác năm của các cơ quan nội chính; chủ trương xử lýcác vấn đề đột xuất liên quan đến an ninh trật tự trên địa bàn, nhất là an ninhchính trị, tôn giáo, dân tộc và an ninh biên giới. Phối hợpvới cấp ủy, chỉ huy các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tronglãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại địa phương.
– Chỉ đạo công tác phòng, chống thamnhũng, lãng phí; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến ban thườngvụ cấp ủy cấp huyện. Cho chủ trương xử lý một số vụ án theo quy định; đối vớinhững vấn đề khó, phức tạp, vượt quá thẩm quyền thì báo cáo xin ý kiến ban thườngvụ.
– Chỉ đạo thực hiện các chương trình,kế hoạch và hoạt động đối ngoại ở địa phương theo quy định.
c) Về kinh tế – xã hội
– Cho ý kiến việc sử dụng nguồn ngân sáchdự phòng và các nguồn hỗ trợ khác để phục vụ nhiệm vụphòng, chống thiên tai, cứu trợ khẩn cấp theo quy chế làm việc và phù hợp vớitình hình thực tiễn của địa phương.
– Chỉ đạo, điều hành công tác quảnlý, sử dụng tài chính, tài sản của đảng bộ theo đúng quy định của Đảng và Nhànước.
Điều 6. Nhiệm vụ,quyền hạn của thường trực cấp ủy cấp huyện
1. Giúp ban thường vụ chỉ đạo việcchuẩn bị và tổ chức thực hiện quy chế làm việc, chương trình làm việc toàn khóacủa cấp ủy; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình làm việc hằngtháng, quý, 6 tháng và cả năm của ban thường vụ, chương trình kiểm tra, giámsát hằng năm của cấp ủy; quyết định triệu tập hội nghị ban thường vụ; chỉ đạo,kiểm tra việc chuẩn bị các nội dung trình hội nghị ban thường vụ quyết định.
2. Chỉ đạo phối hợp hoạt động giữacác cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội ở địa phương trong việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyđịnh, quy chế của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp mình và cấp trên.
3. Chỉ đạo giải quyết công việc hằngngày của đảng bộ; những vấn đề đột xuất nảy sinh giữa hai kỳ họp của ban thườngvụ; công việc đột xuất, phát sinh theo sự chỉ đạo của cấp trên và theo quy chếlàm việc của cấp ủy. Báo cáo kết quả giải quyết cho ban thường vụ tại phiên họpgần nhất.
4. Thực hiện những công việc ban thườngvụ ủy quyền và được cụ thể hóa trong quy chế làm việc củacấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện. Báo cáo kết quả thực hiệncho ban thường vụ tại phiên họp gần nhất.
Trong phạm vi được ủy quyền, các ý kiếnchỉ đạo của thường trực cấp ủy có hiệu lực thực hiện như quyết định của ban thườngvụ.
Khi giải quyết những công việc đượcban thường vụ ủy quyền, thường trực cấp ủy phải thảo luận tập thể và quyết địnhtrên cơ sở thống nhất của các thành viên. Trường hợp chưa có sự thống nhất thìphải báo cáo rõ các ý kiến khác nhau để ban thường vụ xem xét, quyết định.
Chương III
MỐI QUAN HỆ CÔNGTÁC
Điều 7. Quan hệcông tác của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện với cấp ủy cấptỉnh
1. Chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉđạo toàn diện của cấp ủy, mà trực tiếp và thường xuyên là ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp tỉnh.
2. Thực hiện chế độ thông tin, báocáo theo quy định. Kịp thời phản ánh, xin ý kiến những vấn đề bức xúc, nhạy cảm,phức tạp, đột xuất phát sinh, nhất là những vấn đề liên quan đến quốc phòng, anninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, đối ngoại, dân tộc, tôn giáo.
Điều 8. Quan hệcông tác của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện với các cấp ủy,tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp ủy cấp tỉnh
1. Căn cứ quy định hiện hành và yêu cầucông tác, phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, tổ chức đảng,cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp ủy cấp tỉnh trong thực hiện các nhiệm vụ liênquan đến địa phương mình.
2. Chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giámsát về chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan chuyên tráchtham mưu, giúp việc cấp ủy cấp tỉnh.
Điều 9. Quan hệcông tác của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện với Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị -xã hội cấp huyện
1. Với Hội đồng nhân dân và Ủy bannhân dân
Cấp ủy mà trực tiếp, thường xuyên làban thường vụ, thường trực cấp ủy lãnh đạo tổ chức và hoạt động của Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhân dân thông qua đảng viên là thànhviên thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân, đảng viên làthành viên Ủy ban nhân dân; bảo đảm Hội đồng nhân dân, Ủyban nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo đúng quy định củapháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dâncăn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,nghị quyết, chỉ thị, văn bản chỉ đạo của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và tìnhhình thực tế của địa phương để cụ thể hóa, tổ chức thực hiệnvà kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đề xuất với cấp ủy,ban thường vụ cấp ủy cho chủ trương, biện pháp đối với các vấn đề quy định tạiKhoản 4, Điều 4, Khoản 4, Điều 5 Quy định này và những nội dung cần thiết khác.
2. Với Mặt trậnTổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội
Cấp ủy mà trực tiếp, thường xuyên làban thường vụ, thường trực cấp ủy lãnh đạo tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ban chấp hành các tổ chức chính trị – xã hội thông qua tổ chức đảng và đảng viên làthành viên của ủy ban hoặc ban chấp hành các tổ chức đó. Định kỳ hằng năm, banthường vụ hoặc thường trực cấp ủy làm việc với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chứcchính trị – xã hội cấp huyện để nghe kết quả thực hiện và định hướng hoạt độngcủa các tổ chức.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổchức chính trị – xã hội căn cứ nghị quyết, chỉ thị, văn bản chỉ đạo củacấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, hướng dẫn của cấp trên, xây dựng vàtổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch của tổ chức mình. Tham mưu đề xuất vớicấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ chínhtrị của tổ chức mình.
Điều 10. Quan hệcông tác của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện với các cấp ủy,tổ chức đảng trực thuộc và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc
1. Cấp ủy cấp huyện mà trực tiếp, thườngxuyên là ban thường vụ, thường trực cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tácđối với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc và các cơ quan chuyên trách thammưu, giúp việc. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốcviệc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điềukiện để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc phát huy tính chủ động, sáng tạo, hoàn thành tốtchức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộcvà các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp huyện chịu trách nhiệmtrước cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện về thực hiện nhiệm vụđược giao và những quyết định của mình. Đề xuất với banthường vụ cấp ủy cấp huyện xem xét, giải quyết những vấn đề quan trọng liên quan nhiệm vụ chính trị của mình và của cấp huyện có liên quanđến địa phương, đơn vị mình. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo theo quyđịnh.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THIHÀNH
Điều 11. Tổ chứcthực hiện
1. Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh căncứ Quy định này và các quy định có liên quan, chỉ đạo cấp ủy cấp huyện xây dựngquy chế làm việc phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tiễnđịa phương.
2. Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phốihợp với các tỉnh ủy, thành ủy và cáccơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện và kiếnnghị bổ sung, sửa đổi khi cần thiết.
Xem thêm: Core Value Là Gì – Hệ Thống Giá Trị Cốt Lõi
Nơi nhận: – Các tỉnh ủy, thành ủy, – Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, – Các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương, – Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, – Lưu Văn phòng Trung ương Đảng. Chuyên mục: Hỏi Đáp TOP 10+ Máy Lọc Nước Tốt Nhất 2021 Trang chủ |