Anaconda là gì

Anaconda là gì

Anaconda là gì?

Nếu bạn muốn đơn giản hóa việc tạo môi trường khi thực hiện các dự án bằng Python, đặc biệt liên quan đến các lĩnh vực khoa học dữ liệu, AI, Data, … Anaconda sẽ là lựa chọn bạn nên cân nhắc.

Bạn đang xem: Anaconda là gì

Tạo môi trường ở đây được nói nôm na cho các bạn mới bắt đầu dễ hiểu, là để dễ dàng cài đặt các thư viện mà không bị chồng chéo xung đột nhau (về phiên bản chẳng hạn), hoặc đơn giản là tạo ra những môi trường riêng biệt cho các ứng dụng khác nhau (mỗi ứng dụng sẽ được thiết lập một môi trường riêng để đảm bảo tính ổn định, không ảnh hưởng đến môi trường của các ứng dụng khác), blah blah…

Anaconda là một Distribution miễn phí và mã nguồn mở của Python và R.Anaconda giúp đơn giản hóa việc cài đặt, quản lý và triển khai packages (numpy, scipy, tensorflow, …).Anaconda phục vụ cho nhiều mục địch, đặc biệt trong Data Science (Khoa học dữ liệu), Machine learnig (Máy học), Big Data (Dữ liệu lớn), Image Processing (Xử lý ảnh), …Anaconda hiện nay đã có hơn 6 triệu người dùng và hơn 1400 packages khoa học dữ liệu dành cho Windows, Linux và MacOS.

Cài đặt Anaconda

Trong bài này, chúng ta sẽ tiến hành cài đặt Anaconda trên Windows. Các bài về cài đặt Anaconda trên Ubuntu, MacOS tôi sẽ chia sẻ và dẫn link sau nhé.

Các bạn hãy truy cập trang web chính thức của anaconda để download bộ cài: https://www.anaconda.com/download/

Có hai lựa chọn là cho phiên bản 3.7 và 2.7. Dành cho người mới bắt đầu thì chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng phiên bản 3.x.

Sau khi download về, chúng ta sẽ chạy file vừa download và cứ Next, Accept, Skip và Finish để hoàn thành quá trình cài đặt.

Sử dụng Anaconda Navigator

Anaconda Navigator cung cấp cho người dùng một giao diện đồ họa để quản lý các environment (môi trường) và package. Ta sẽ có môi trường mặc định là base (root) chứa các package cơ bản.

Ở ngăn giao diện Home là nơi ta quản lý các Application (ứng dụng) tại môi trường đang được chọn (trong vòng đỏ).

*

Ở ngăn giao diện Environments là nơi ta quản lý các environment và các package trong đó.

*

Vùng số 1 là danh sách các environment ta đã tạo.Vùng số 2 là nút để tạo environment mới, sau nhấp chuột vào ta sẽ có giao diện như hình sau đây. Chúng ta chọn version của Python và đặt tên cho môi trường.

Tương tự Clone là để sao chép một bản environment với các package giống một environment đã tạo. Import dùng để tạo environment bằng file có sẵn. Remove để xóa environment.Vùng thứ 3 dùng để tìm kiếm và cài đặt các package trong environment bạn đã chọn trong vùng thứ nhất. Ví dụ để cài đặt package opencv trong environment CAR

*

Ta chọn environment CAR vừa mới tạo trong vùng thứ nhất. Ở vùng thứ 3 ta chọn trạng thái Not Installed, sau đó gõ tên package opencv. Tích vào package ở khung phía dưới, việc còn lại chỉ cần nhấn apply, Anaconda sẽ tự động cài đặt cho bạn.

Xem thêm: entrepreneurs là gì ?

*

Sử dụng Anaconda Prompt

Đa số mọi người thường không thao tác với Navigator mà chọn thao tác với Anaconda Prompt. Tương tự cmd của Windows, Anaconda Prompt được điều khiển bằng các câu lệnh.

Hệ thống quản lí package của Anaconda là Conda. Sau đây tôi sẽ sẽ hướng dẫn một vài câu lệnh conda cơ bản. Để bắt đầu mở Anaconda Prompt, cách nhanh nhất là tìm kiếm hoặc chọn từ trên start menu của Windows. Sau khi cửa sổ Anaconda Prompt hiện lên, ta có thể thao tác bằng một số lệnh sau:

Kiểm tra phiên bản hiện tại

*

Kiểm tra nâng cấp phiên bản

Nhập lệnh “conda update conda” (không bao gồm nháy kép).

Nếu Conda có phiên bản mới sẽ hiển thị lên màn hình và bạn có thể nhấn “y” để cập nhật.

*

Tạo một môi trường mới

Nhập lệnh “conda create -n yourenvname python=x.x anaconda” (không bao gồm nháy kép).

Trong đó yourenvname là tên môi trường mới bạn muốn tạo, x.x là phiên bản python mà môi trường sẽ sử dụng (thường là 3.7, 3.5 hoặc 2.7).

Kích hoạt môi trường

Môi trường mặc định khi mở Anaconda Prompt là (base). Để kích hoạt môi trường khác, bạn hãy nhập lệnh sau:

“activate yourenvname” (không bao gồm nháy kép).

Trong đó yourenvname là tên môi trường đã tạo từ trước mà bạn muốn kích hoạt. Ví dụ dưới đây kích hoạt môi trường tên là tensorflow và sau khi kích hoạt thì môi trường đã được thay đổi.

*

Sau khi kích hoạt môi trường thì bạn có thể cài đặt các packages bằng pip hoặc sử dụng lệnh “conda install packagename” (không bao gồm nháy kép), trong đó packagename là tên package bạn muốn cài đặt.

Lưu ý tằng các môi trường có packages và applications khác nhau, nên khi cài đặt package ở một môi trường thì các môi trường khác không có/không bị ảnh hưởng.

Xem thêm: Quan Trọng Vẫn Cứ Phải Là Thần Thái Tiếng Anh Là Gì

Xoá một môi trường

Để xoá môi trường, sử dụng lệnh “conda env remove -n yourenvname” (không bao gồm nháy kép).

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn